Bạn muốn tổ chức sự kiện thành công?
Nhận tư vấn miễn phí

5 mẹo ứng dụng thực tế ảo trong tổ chức sự kiện

Những năm gần đây, ứng dụng thực tế ảo (VR) trong tổ chức sự kiện đang bùng nổ và trở thành xu hướng phát triển của không chỉ ngành sự kiện mà trong nhiều lĩnh vực khác. Cách mạng công nghệ, những thay đổi trong hành vi xem và các giải pháp trên thiết bị di động đã mở ra nhiều cơ hội mới thú vị để phát triển nội dung nhập vai và kể chuyện thương hiệu.

5 mẹo ứng dụng thực tế ảo trong tổ chức sự kiện. Ảnh 1.

Thực tế ảo đang trở thành một trong những xu hướng công nghệ được ứng dụng nhiều trong ngành tổ chức sự kiện. Ảnh: cottonbro/ Pexels

Cơn lốc thực tế ảo khởi đầu từ năm 2016 sự ra mắt của PlayStation VR, tai nghe hàng đầu cho hiệu ứng âm thanh chân thực. Cùng với đó là Google Cardboard, giúp thực tế ảo trở thành xu thế mà mọi khán giả đều muốn trải nghiệm. Nhưng ứng dụng trong sự kiện như thế nào để hiệu quả? Hãy cùng khám phá 5 mẹo ứng dụng thực tế ảo trong tổ chức sự kiện dưới đây.

  1. Đúng nội dung, đúng đối tượng, đúng lúc

Chiến dịch marketing của bạn có thực sự yêu cầu ứng VR không và nếu có, thì ở cấp độ nào? Chìa khóa để thành công là chọn các chiến dịch có khán giả muốn tham gia vào không gian ảo, sau đó tạo nội dung phù hợp với sở thích của họ. Nghiên cứu khán giả là rất quan trọng. Khi ở bên trong tai nghe VR, người xem đắm chìm vào câu chuyện và thiết kế trải nghiệm của riêng họ. Họ trở thành đồng đạo diễn cũng như ngôi sao của chương trình, thêm mức độ tương tác vào đoạn giới thiệu phim, buổi ra mắt hoặc đóng thế của bạn, điều này chỉ có thể đạt được với VR.

Việc dạy người dùng không phải là game thủ cách điều hướng trải nghiệm trong VR cũng sẽ đòi hỏi những suy nghĩ đặc biệt để thiết kế trải nghiệm nội dung thân thiện với người dùng. Nếu khán giả của bạn không thể điều hướng nó, họ sẽ không muốn sử dụng nó.

  1. Kích thích giác quan

Một trong những điểm khác biệt chính với trải nghiệm nội dung VR là mức độ cảm xúc liên quan đến trải nghiệm. Trải nghiệm phải được thiết kế để khiến người dùng cảm thấy hài lòng, thay vì chỉ để giải trí. Yếu tố cốt lõi của điều này là việc sử dụng các giác quan bổ sung, cho dù đó là khả năng chạm vào vật thể bằng tay của chính bạn, nghe âm thanh qua âm thanh không gian hoặc đi bộ xung quanh một không gian vật lý có giao thoa các yếu tố thế giới thực.

VR là trải nghiệm thực tế bằng cách kích thích các giác quan ngoài tầm nhìn, chúng ta thực sự có thể kết nối người xem với một bộ phim hoặc chương trình truyền hình. Việc phát triển tính năng nhận dạng cử chỉ cho phép người dùng thoát ra khỏi bộ điều khiển cầm tay và cảm ứng phản ánh chính xác trải nghiệm ngoài phản hồi xúc giác ồn ào mà chúng ta đã quen thuộc. Việc phát triển áp suất hoặc cảm giác nóng / lạnh sẽ giúp người dùng đắm chìm hơn.

  1. Ngân sách

Như với bất kỳ trải nghiệm nào, các cấp độ chuyên sâu nhất cũng tốn nhiều chi phí nhất để sản xuất và mất nhiều thời gian nhất để xây dựng. Tuy nhiên, đừng tiếc riền để tạo ra những trải nghiệm hấp dẫn, nhanh chóng và có tác động. Người xem có thể đang ngồi trên ghế sofa trong chương trình trò chuyện bên cạnh một ngôi sao điện ảnh trong một cuộc phỏng vấn sẽ là điều vô cùng thu hút.

Ngoài ra còn có các cơ hội với các kích hoạt ít phức tạp hơn, chẳng hạn như video 360 độ, một định dạng được YouTube và Facebook sáng tạo, mang đến cơ hội đáng kể để thu hút hàng triệu người. Mặc dù 360 không giống với VR, nhưng không thể phủ nhận nội dung ở định dạng này vẫn hấp dẫn, cho phép bạn tự do khám phá phim trường hoặc xem thảm đỏ sân khấu trước khi buổi công chiếu bắt đầu.

  1. VR di động

Một trong những điều thú vị nhất về thực tế ảo là khả năng tiếp cận của nó đối với mọi người. Điện thoại thông minh đã phát triển thành những công cụ cực kỳ mạnh mẽ và VR trong các ứng dụng cũng vậy, thân thiện hơn với người dùng và được trang bị để xử lý nội dung chất lượng. Google Cardboard đã giúp khán giả trên quy mô lớn có thể sử dụng điện thoại của họ để xem nội dung VR, khiến họ cảm thấy như đang bước đi trên thảm đỏ ngay tại nhà mình.

Nhờ có thiết bị di động, giờ đây chúng ta có thể đưa nội dung xã hội cho các sự kiện lên một bước xa hơn để tạo ra trải nghiệm toàn cầu thực sự tương tác cho người xem tại nhà. Nội dung sự kiện VR có thể thu hút và giữ chân khán giả trên khắp thế giới, cho phép họ cảm nhận và trải nghiệm như thể họ đang ở ngay tại sự kiện.

  1. Phát trực tiếp

Còn cách nào tốt hơn để khiến khán giả của bạn đắm chìm trong trải nghiệm độc đáo, phong phú hơn là thả họ vào trung tâm của hành động trực tiếp? Nền tảng Oculus VR của Facebook đã bắt đầu phát trực tiếp các sự kiện thể thao và có một số kênh YouTube phát video 360 độ trực tiếp, mở ra tiềm năng cho khái niệm này được đưa lên thảm đỏ.

Có thể thấy đây là một thứ có ý nghĩa cực kỳ tốt đối với các đăng ký giải trí dành cho phim và chương trình truyền hình, mang đến cho người xem cơ hội được đưa vào trung tâm của buổi ra mắt trực tiếp hoặc với tư cách là một thành viên của khán giả trong một buổi talkshow trực tiếp. Điều này thậm chí có thể được thực hiện một bước xa hơn đối với các tập phim truyền hình trực tiếp, đưa người xem trực tiếp đến phim trường, với các hành động diễn ra xung quanh họ.

Có vô số cơ hội để tạo ra trải nghiệm kích thích cho khán giả. Không có phương tiện nào khác có thể tạo ra mức độ đồng điệu, tương tác hoặc ký ức có thể được tạo ra bằng VR. Hãy nhớ là chưa có bất kỳ quy tắc nào với trải nghiệm VR, ta chính là người viết ra nó.

Trên đây 5 mẹo giúp bạn ứng dụng thực tế ảo trong tổ chức sự kiện. Hy vọng đây sẽ là kinh nghiệm hữu ích để bạn có thể ứng dụng  hiệu quả công nghệ vào công tác tổ chức sự kiện.

>> 5 công nghệ định hình tương lai ngành tổ chức sự kiện

>> Sự kiện trực tuyến có là tương lai của ngành tổ chức sự kiện?

Việt Phi (lược dịch)

Nguồn: Forbes

Tu van su kien

Call Now Button
Hotline: 02866526777
SMS: 02866526777 Message facebook