Amazon, Taobao, Shopee, Lazada, Tiki… hàng loạt sàn thương mại điện tử trong nước và quốc tế đang dồn toàn lực cho “Ngày hội mua sắm lớn nhất thế giới” 11/11. Những động thái cạnh tranh của các “ông lớn” thương mại điện tử mang đến rất nhiều bài học cho ngành tổ chức sự kiện.
Lựa chọn thời gian tổ chức sự kiện hợp lý
Không phải ngẫu nhiên mà 11/11 được Alibaba lựa chọn là “Ngày hội mua sắm lớn nhất thế giới” trong năm nay. Bởi lẽ, ngoài ý nghĩa của Ngày quốc tế độc thân, ngày 11/11 còn được coi là “Ngày chung đôi” tại Trung Quốc, đất nước đông dân nhất thế giới.
Không những vậy, đây là thời điểm cận kề cuối năm, là cơ hội đặc biệt để thị trường tiêu dùng trở lại, khôi phục doanh số và hy vọng “vớt vát” lại sau một năm đầy buồn thảm. Thực tế, Alibaba (chủ sở hữu của 2 sàn thương mại điện tử lớn nhất Trung Quốc là Taobao và Tmall) đã kiếm về 38,4 tỷ đô la tổng giá trị hàng hóa (GMV) vào Ngày Độc thân năm ngoái. Con số áp đảo so với đối thủ Amazon ở ngày hội bán hàng của hãng này (13 – 14/10).
Học theo Alibaba, các sàn thương mại điện tử của Việt Nam như Shopee, Sendo, Tiki… cũng nhân dịp này tung các chương trình khuyến mãi đi kèm để có thể tạo nên sự kiện mua sắm lớn nhất năm.
Ngoài ra việc phân bổ thời gian sự kiện thành 2 đợt (ngày 1/11 và ngày 11/11) cũng giúp các thương hiệu này dễ dàng tạo lập
Tận dụng triệt để cả online và offline trong “Ngày hội mua sắm lớn nhất thế giới” 11/11
Như thường lệ, các nền tảng tài chính hay thương mại điện tử vẫn tập trung vào các kênh truyền thông online, vốn là thế mạnh. Những Momo, Shopee, Tiki… đã lao vào cuộc đua quảng cáo từ rất sớm và gây ấn tượng mạnh bởi các chiến dịch bài bản và có đầu tư của mình.
Ở một khía cạnh khác, kênh sự kiện và quảng cáo trực tiếp vẫn không thể thiếu, bất chấp những ảnh hưởng từ đại dịch. Momo đã tổ chức cuộc thi quy mô lớn mang tên “Học viện Momo” với trận chung kết hoành tráng vào ngày 4/10 để “đón đầu” sự kiện mua sắm này.
Xây dựng chủ đề và kịch bản chặt chẽ
Đây là yếu tố cần có cho bất kỳ một sự kiện lớn nhỏ, không chỉ là mua sắm hay bán lẻ. Để có thể thực hiện thành công một chiến dịch, sự kiện, bạn cần phải biết mình sẽ làm gì và làm như thế nào. Nghĩa là xây dựng chủ để và kịch bản cho sự kiện.
Momo gắn sự kiện ưu đãi lớn nhất năm của mình vào chủ đề tri ân 20 triệu người dùng và tạo nên một chiến dịch quy mô lớn từ trước cả tháng. Shopee như thường lệ vẫn cùng đại sứ thương hiệu Bảo Anh tạo nên một chiến dịch viral của thương hiệu. Tiki vẫn theo con đường đầu tư vào các MV ca nhạc, nghệ sỹ nổi tiếng… Tùy thuộc vào định vị và nhận diện, mỗi thương hiệu sẽ xây dựng concept tổng và thực thi kịch bản theo concept ấy.
Bài học lớn cho ngành sự kiện từ “Ngày hội mua sắm lớn nhất thế giới” 11/11
Tuy chỉ là sự kiện mua sắm, song, “Ngày hội mua sắm lớn nhất năm” 11/11 vẫn là một case study đáng tham khảo cho ngành sự kiện trong nước về các khía cạnh thời điểm và chủ đề hướng tới. Tự tin là một trong những đơn vị tổ chức sự kiện làm tốt trong vấn đề này, FS Event hy vọng sẽ được tư vấn và đồng hành cùng bạn trong những sự kiện giá trị sắp đến, để dấu ấn thương hiệu in sâu vào lòng khách hàng. Hãy liên hệ chúng tôi theo số 0353 357 775.
>> Tham vọng của Facebook khi lấn sân sang thương mại điện tử
>> Khai mạc Hội chợ Khuyến mại 2020 tại thành phố Hồ Chí Minh
Việt Phi