Bài viết dưới đây giúp các bạn hiểu hơn về ROI sự kiện và hướng dẫn cách theo dõi, đo lường chỉ số ROI sự kiện đúng cách.
Có thể dễ dàng thấy, ROI được đo lường bằng tỷ lệ giữa dòng tiền vào và dòng tiền ra. Tuy nhiên sự thật lại không đơn giản như thế. Trên thực tế, cách tính ROI càng phức tạp thì phân bổ sự kiện càng chính xác. Trong bài viết này, chúng ta sẽ xem xét nhiều cách khác nhau để xác định, đo lường và phân tích ROI của sự kiện.
Chỉ số ROI sự kiện có ý nghĩa gì?
Chỉ số ROI (Return On Investment) là một thuật ngữ nhằm để tính khả năng sinh lời từ sự kiện bằng cách so sánh tổng giá trị nhận được từ một sự kiện so với tổng chi phí để tạo ra sự kiện đó.
ROI = Giá trị / Chi phí
Tại sao lại dùng từ giá trị thay cho lợi nhuận? Giá trị là một thuật ngữ rộng hơn nhiều so với lợi nhuận sự kiện, có thể nói Giá trị bao gồm cả lợi nhuận. Cụ thể hơn, giá trị còn bao gồm cả các khoản tài trợ và quan hệ đối tác, số lượng khách hàng tiềm năng từ sự kiện, sự hài lòng của người tham dự… Một ví dụ có thể kể ra, đối với các sự kiện thuần bán vé như hội nghị, hội thảo thì giá trị chính là lợi nhuận thu được việc bán vé. Tuy nhiên với sự kiện ca nhạc hay các hội nghị của các câu lạc bộ trong trường thì bên cạnh lợi nhuận từ vé, giá trị còn tính cả lợi nhuận từ hoạt động tài trợ hay số khách hàng tiềm năng gây dựng từ sự kiện.
Tương tự, chi phí sự kiện có thể được coi là tổng chi phí cần thiết để sản xuất sự kiện, nhưng chỉ số này cũng bao gồm thời gian, nguồn lực, chi phí cơ hội để tổ chức một sự kiện. Trong khi lợi nhuận sự kiện được biểu thị bằng giá trị trừ đi chi phí, thì ROI sự kiện được biểu thị bằng giá trị chia cho chi phí. Kết quả được tính dưới dạng phần trăm chính là chỉ số ROI sự kiện.
Đây là mô hình đơn giản nhất để tính ROI của sự kiện. Tiếp theo, hãy cùng FS Event xem xét một số mô hình tính toán ROI sự kiện khác để xác định ROI dựa trên doanh thu.
Tại sao cần phải đo lường chỉ số ROI trong sự kiện?
Với bất kỳ chiến dịch nào, bước đầu tiên khi lên kế hoạch cho sự kiện là xác định các mục tiêu muốn đạt được. Các mục tiêu này sẽ khác nhau tùy thuộc vào loại sự kiện, đối tượng mục tiêu và các bên liên quan.
Các mục tiêu này cần cụ thể, có thể đo lường được, có thể thực hiện, phù hợp và kịp thời (S.M.A.R.T). Các mục tiêu kinh doanh thường thấy là Xây dựng nhận thức thương hiệu, Thúc đẩy doanh thu bán hàng, Thúc đẩy hài lòng khách hàng, Tăng tương tác sự kiện, Thúc đẩy mối quan hệ với đối tác.
Các ví dụ về mục tiêu kinh doanh và các yếu tố cần xác định khi tính ROI
Mục tiêu xây dựng nhận thức thương hiệu
- Mục tiêu sự kiện: Tăng lượt đăng ký sự kiện, Tăng sự hiện diện trên mạng xã hội, Tăng phạm vi truyền thông, Tăng lưu lượng truy cập trang web
- Chỉ số ROI (cần phải đo lường những gì): Số lượt đăng ký, Số lần hiển thị trên mạng xã hội, Media Placement, Số lượt truy cập trang web
- Công cụ đo lường ROI (cần phải đo bằng công cụ gì): Hệ thống quản lý sự kiện (EMS), Công cụ phân tích thuộc nền tảng mạng xã hội, Phần mềm phân bổ, Công cụ phân tích web
Mục tiêu thúc đẩy hài lòng khách hàng
- Mục tiêu sự kiện: Tăng sự hài lòng khách hàng, Tăng tỷ lệ giữ chân khách hàng
- Chỉ số ROI: Số người dùng hoạt động hằng tháng, Số cuộc hẹn với khách hàng được tạo ra
- Công cụ đo lường: Báo cáo từ nhân viên sự kiện, EMS, Nền tảng phân tích sản phẩm
Có những mô hình nào để đo lường chỉ số ROI sự kiện?
Có nhiều mô hình khác nhau để đo lường ROI. Mỗi loại đều có điểm mạnh, điểm yếu và mức độ phức tạp riêng. Như đã thảo luận ở trên, giá trị sự kiện là doanh thu được tạo ra trực tiếp từ sự kiện (lượt đăng ký, số lượng tài trợ, khách hàng…) nhưng nó cũng có nghĩa là một loạt các mục tiêu và chỉ số khác không thể quy ra bằng tiền như số lượng khách hàng tiềm năng được tạo ra, nhận thức về thương hiệu (Brand Awareness), giá trị vòng đời khách hàng (Customer Lifetime Value)…
Mô hình đơn giản: Hoàn vốn/ Đầu tư
Mô hình đơn giản nhất là mô hình Hoàn vốn/ Đầu tư. Đây là cách tính ROI ở dạng thuần túy nhất bằng cách trả lời các câu hỏi: Sự kiện đem về bao nhiêu tiền? Sự kiện tốn bao nhiêu chi phí?
- Ưu điểm: Dễ tính toán
- Nhược điểm: Thổi phồng doanh thu sự kiện và không minh họa lợi nhuận rõ ràng.
Mô hình nâng cao: Doanh thu gia tăng
Trong mô hình Doanh thu gia tăng, mọi thứ trở nên phức tạp hơn một chút. Thay vì chỉ xem xét hoàn vốn sự kiện trên chi phí sự kiện, ở đây chúng tôi đang xem xét lợi nhuận của sự kiện so với chi phí sự kiện để xem bạn đang nhận được bao nhiêu lợi nhuận cho khoản đầu tư của mình.
- Ưu điểm: Tương đối dễ tính toán, có tính đến lợi nhuận
- Nhược điểm: Không tính đến giá vốn hàng bán
Mô hình phức tạp: Ký quỹ cộng dồn
Mô hình này tính đến tỷ suất lợi nhuận gộp thay vì hoàn vốn sự kiện. Tỷ suất lợi nhuận gộp có thể được tìm thấy bằng cách trừ đi giá vốn hàng bán (COGS) từ doanh thu của sự kiện. Kết quả, mô hình này vẽ nên một bức tranh lớn về ROI sự kiện. COGS có thể thay đổi tùy thuộc vào loại sự kiện đang tổ chức.
- Ưu điểm: Phân tích bức tranh lớn về sự kiện
- Nhược điểm: Tính giá vốn hàng bán có thể là nhiệm vụ khó khăn đối với một số doanh nghiệp
Khi nói đến đo lường chỉ số ROI của sự kiện, các mô hình khác nhau có những điểm mạnh riêng và phù hợp với từng lĩnh vực khác nhau. Do đó, doanh nghiệp cần tùy vào loại hình sự kiện và lĩnh vực kinh doanh để lựa chọn mô hình sao cho phù hợp nhất. FS Event hy vọng rằng đây sẽ là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích dành cho bạn trong quá trình tổ chức sự kiện.
>> Các chỉ số quan trọng cần biết để đo lường và đánh giá hiệu quả của sự kiện
>> Các giải pháp quản lý chi phí tổ chức sự kiện mang lại hiệu quả tối đa
Thanh Chi