Trung thu là dịp để tổ chức các hoạt động vui chơi cho các bé thiếu nhi. Dưới đây là những ý tưởng trò chơi Trung thu cho thiếu nhi độc đáo và hấp dẫn không thể bỏ qua.
Nguồn gốc và ý nghĩa ngày Tết trung thu
Tết trung thu hay còn được gọi là Tết thiếu nhi, Tết đoàn viên hay Tết hoa đăng. Tết trung thu theo âm lịch là ngày rằm tháng 8 hằng năm. Hằng năm vào ngày này, khắp đường làng, ngõ phố nhộn nhịp tiếng trống cùng những điệu múa Lân.
Theo nhiều tài liệu ghi chép lại rằng, ở Việt Nam, Tết trung thu được tổ chức dưới thời nhà Lý tại kinh thành Thăng Long. Là dịp mà vua Lý muốn tạ ơn thần Rồng đã mang mưa tới cho mùa màng bội thu, cho con dân ấm no.
Tết trung thu không thể thiếu đi hình ảnh chiếc đèn lồng nhiều màu sắc sáng rực rỡ dưới ánh trăng vàng. Đèn lồng thường được treo trước cửa nhà và tượng trưng cho sự may mắn bình an. Một số lại được làm thành dạng đèn hoa đăng, sau khi ghi những ước nguyện vào thì thả trôi bờ sông mang lời cầu nguyện đi xa.
Những trò chơi trung thu cho thiếu nhi độc đáo và thú vị nhất
Trong chương trình trung thu cho thiếu nhi, bên cạnh các phần trao quà, bánh kẹo thì không thể thiếu các trò chơi hoạt động tập thể cho các bé.
-
Trò chơi bịt mắt đập niêu
Bịt mắt đập niêu là trò chơi dân gian truyền thống đã có từ lâu đời và phổ biến rộng khắp cả nước.
Để chuẩn bị cho trò chơi bịt mắt đập niêu, hãy dựng giữa sân hai chiếc cột cách nhau 5m, buộc dây thừng nối 2 thân cột làm giá, sau đó treo niêu lên giá treo dây. Những người chơi bị bịt mắt sẽ đứng thành hàng ngang. Khi quản trò hô to bắt đầu, người chơi sẽ cầm một chiếc gậy dài và bắt đầu tìm đập những chiếc niêu treo trên dây. Người đập trúng niêu nhanh nhất sẽ giành được phần thưởng đã chuẩn bị sẵn.
-
Bịt mắt bắt dê
Trò chơi Bịt mắt bắt dê, có tên tiếng Anh là Blind-man’s-buff, là một trò chơi dân gian có từ lâu đời ở Việt Nam. Trò chơi Bịt mắt bắt dê hiện có khá nhiều phiên bản biến thể khác nhau và ngày càng được trẻ em, học sinh đón nhận nhiều hơn.
Những người tham gia sẽ cùng chơi oẳn tù tì để tìm ra người thua cuộc. Người thua sẽ phải bị bịt mắt bằng khăn. Những người chơi còn lại đều là dê và miệng liên tục kêu “ be be” thu hút người đi tìm nhưng đồng thời cũng tránh để bị chạm vào.
Khi nào người đi bắt chạm được vào bất kì con dê nào, người chơi đó sẽ bị giữ lại. Người bắt cần phải đoán tên của người bị giữ lại này. Nếu đoán đúng, người bị bắt sẽ trở thành người tìm dê tiếp theo. Nếu đoán sai, người chơi này được thả và trò chơi lại tiếp tục.
-
Kéo co
Kéo co là một trò chơi dân gian, đã tồn tại qua rất nhiều năm tháng không chỉ ở Việt Nam mà còn có mặt tại tất cả các quốc gia trên thế giới.
Để chuẩn bị cho trò chơi kéo co, chia các thành viên tham gia thành 2 đội, mỗi đội có số thành viên bằng nhau và xếp thành 2 hàng dọc đối diện nhau. Mỗi đội thường chọn thành viên khỏe đứng đầu cầm cán dây, mỗi thành viên đứng sau đều nắm chặt sợi dây thừng của bên mình lại. Khi có tín hiệu bắt đầu từ quản trò thì các thành viên tham gia tiến hành kéo sao cho dây thừng về phía bên mình. Đội nào dẫm vạch trước thì đồng nghĩa với việc thua cuộc.
-
Trò giả làm tượng
Giả làm tượng là một trò chơi khá đơn giản và dân dã.
Cách chơi là những người chơi cùng nhau oẳn tù tì để chọn ra người đi bắt. Sau đó người đi bắt đứng quay lưng lại và đếm 1-2-3 rồi quay lại. Trong thời gian đếm, người chơi phải chạy thật nhanh đến người đó nhưng phải đứng yên không nhúc nhích ngay khi người đó quay lại. Nếu người bị phát hiện vẫn đang động đậy thì sẽ bị bắt và thay thế vào người đi bắt phía trên.
-
Rồng rắn lên mây
Đây là trò chơi dân gian quen thuộc với thiếu nhi, được tổ chức nhiều trong các dịp lễ hội.
Cách chơi như sau: 1 trẻ đóng vai “ông chủ” và đứng một chỗ. Những trẻ còn lại nối đuôi nhau thành hàng dài, đi vòng vòng trong sân, vừa đi vừa đọc:
“Rồng rắn lên mây
Có cái cây lúc lắc
Có ông chủ ở nhà không?”
Khi đọc đến câu “Có ông chủ ở nhà không?” trẻ dừng lại trước mặt “ông chủ” có thể trả lời “có hoặc không”. Nếu “ông chủ” trả lời “không” trẻ sẽ đi tiếp, vừa đi vừa đọc những câu trên. Nếu “ông chủ” trả lời “có” cả nhóm trả lời những câu hỏi xin của “ông chủ”.
Ông chủ: Cho xin khúc đầu?
Cả nhóm: Những xương cùng xẩu
Ông chủ: Cho xin khúc giữa?
Cả nhóm: Chả có gì ngon
Ông chủ: Cho xin khúc đuôi?
Cả nhóm: Tha hồ mà đuổi.
Sau câu “Tha hồ mà đuổi”, “ông chủ” chạy đuổi bắt cho được người cuối cùng còn cả nhóm sẽ chạy để bảo vệ cho người cuối cùng không bị bắt. Nếu trẻ làm “ông chủ” bắt được “khúc đuôi” thì người làm “ông chủ” sẽ thắng và trò chơi bắt đầu lại.
-
Trò chơi đua thuyền trên cạn
Chia người tham gia thành các đội với số lượng thành viên bằng nhau. Sau khi đã chia xong, các đội xếp hàng dọc tại vạch đích. Các thành viên trong đội ngồi bệt xuống đất tạo thành con thuyền bằng cách: Thành viên phía sau lấy hai chân quàng vào hông người phía trước, cứ như vậy cho đến người cuối cùng. Hai tay chống ra sau làm nhiệm vụ như tay chèo thuyền.
Khi có hiệu lệnh xuất phát đến từ phía quản trò, các đội chơi sẽ di chuyển bằng lực tạo đà ở tay, đồng thời dịch chuyển người và mông sao cho thật thật khéo léo để không bị mất thăng bằng, trong khi chân vẫn quàng vào người phía trước mà không bị đứt ra. Đội chiến thắng sẽ là đội đua thuyền về vạch đích nhanh nhất mà không bị đứt giữa chừng.
-
Cướp cờ
Chia người tham gia thành chơi thành nhiều đội có số lượng bằng nhau. Mỗi đội đứng theo hàng ngang ở vạch xuất phát của đội mình. Sau đó mỗi người trong đội được giao cho một số nhất định bằng cách đếm theo số thứ tự 1,2,3,4,5. Lưu ý mỗi người phải nhớ số của mình.
Khi bắt đầu, quản trò sẽ gọi tới số nào thì người đó sẽ nhanh chóng chạy đến vòng tròn và cướp cờ. Người nào cướp được cờ nhanh nhất mà không bị người đội khác chạm vào sẽ dành được điểm cho đội của mình.
-
Nhảy bao bố
Những người tham gia chia làm hai đội trở lên, mỗi đội phải có số người bằng nhau. Mỗi đội xếp thành một hàng dọc. Mỗi thành viên trong đội, lần lượt bước vào trong bao bố, hai tay giữ lấy miệng bao và nhảy đến đích rồi lại quay trở về vạch xuất phát, sau đó đưa bao cho người tiếp theo sau. Cứ như vậy lần lượt đến người cuối cùng, đội nào có tất cả các thành viên hoàn thành phần thi nhanh nhất là đội chiến thắng.
Tổ chức sự kiện lễ hội trung thu độc đáo với nhiều trò chơi dân gian dành cho thiếu nhi
Trên đây là tổng hợp 8 ý tưởng tổ chức trò chơi dịp Trung thu cho thiếu nhi. Tuy nhiên, để tổ chức sự kiện trung thu độc đáo và ấn tượng, Quý doanh nghiệp có thể lựa chọn dịch vụ tổ chức sự kiện của FS Event. Vui lòng liên hệ qua hotline 0353 357 775 hoặc để lại thông tin tại đây để được tư vấn dịch vụ tổ chức sự kiện trung thu.
FS Event với đội ngũ chuyên gia, chuyên viên giỏi nghề cùng nhiều năm kinh nghiệm đồng hành cùng các sự kiện của doanh nghiệp, tổ chức, hiệp hội, … Chúng tôi luôn nỗ lực hết mình để mang đến những trải nghiệm độc đáo và mới mẻ, qua đó khẳng định chất lượng dịch vụ trong từng sự kiện.
Thanh Chi