Thiết kế trải nghiệm sự kiện ngày càng chứng minh được vai trò của mình và trở thành một phần không thể thiếu trong bất kì sự kiện nào.
>> Chinh phục khách hàng bằng nghệ thuật kể chuyện trong sự kiện
Vai trò của trải nghiệm khách hàng trong tổ chức sự kiện
Ngày nay, trải nghiệm khách hàng ngày càng đóng vai trò quan trọng không chỉ trong lĩnh vực tổ chức sự kiện mà cả những ngành kinh doanh khác. Với sự phổ biến của công nghệ và truyền thông trực tuyến, trải nghiệm khách hàng lại càng phải được chú trọng.
Một mặt, việc thiết kế trải nghiệm khách hàng trong sự kiện tạo nên ấn tượng tốt đẹp cho những người tham dự, mang đến cơ hội truyền thông cho doanh nghiệp thông qua các kênh truyền miệng, báo chí và mạng xã hội. Mặt khác, trải nghiệm khách hàng nếu không được đầu tư và chú trọng sẽ tạo nên sự thất vọng cho khách tham dự, dễ dàng lan truyền và chia sẻ trên các kênh truyền thông. Đôi khi có thể là tiền đề cho một cuộc khủng hoảng truyền thông thương hiệu mà không doanh nghiệp nào mong muốn.
Quy trình 4 bước thiết kế trải nghiệm sự kiện đáng nhớ
-
Thiết lập mục tiêu sự kiện
Trước hết, cần có cái nhìn thật rõ ràng về mục tiêu cũng như đối tượng của sự kiện. Mục tiêu của sự kiện cần dựa trên các câu hỏi:
– Bạn đang cố tạo nhận thức về thương hiệu?
– Quảng cáo một dịch vụ sắp tới?
– Bán một sản phẩm cụ thể?
Dù đó có thể là gì, hãy nghĩ ra ý tưởng rõ ràng về những gì bạn đang cố gắng để tạo điểm nhấn cho sự kiện và những gì bạn cần làm để đạt được điều đó.
Sau đó, hãy dành thời gian để suy nghĩ xem ai sẽ sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Họ đang làm gì trong cuộc sống hàng ngày và làm thế nào để thương hiệu của bạn giúp họ đạt được mục tiêu? Khi bạn liên kết những gì bạn đang quảng cáo với một phong cách sống cụ thể, điều đó mang lại cho người tiêu dùng cơ hội cảm thấy gắn kết hơn với thương hiệu của bạn vì họ có thể thấy thương hiệu phù hợp với nhu cầu của họ như thế nào.
Sau khi đã xác định được đối tượng mục tiêu, hãy dành thời gian để sắp xếp danh sách khách mời. Sự kiện này nên hướng đến những người bạn biết sẽ quan tâm đến sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn đang muốn tiếp cận. Nếu đang cố gắng tổ chức sự kiện cho một lượng lớn khán giả hơn, thì các kênh truyền thông xã hội của bạn là một cách tuyệt vời để thu hút nhiều người hơn.
-
Thiết kế trải nghiệm khách hàng
Sau khi bạn đã thiết lập xong mục tiêu, giờ là lúc bạn cần bắt tay vào thiết kế trải nghiệm sự kiện. Hãy tập trung vào trải nghiệm đa giác quan giúp khách đắm chìm trong thương hiệu của bạn.
Ví dụ: khi tổ chức sự kiện cho một công ty kềm bấm móng tay, trải nghiệm được thiết kế với nhiều trạm khác nhau để khách hàng có thể khám phá. Có một khu vực làm móng, rõ ràng là có liên quan đến sản phẩm. Bên cạnh đó còn có những khu vực khác như quầy sơn móng tay và quầy bar. Tất cả những điểm này đều liên quan đến việc sử dụng hoặc nhìn ngắm bàn tay sau khi đã trải nghiệm sản phẩm. Nhờ vậy, những người tham dự có cơ hội nhìn thấy bộ móng mới của họ phù hợp với môi trường tươi sáng và vui tươi mà họ đang tham dự.
-
Không ngừng kết nối và chia sẻ
Một cách tuyệt vời khác để đảm bảo sự kiện của bạn để lại ấn tượng lâu dài ngay cả khi nó đã kết thúc là giúp khách hàng của bạn xây dựng các mối quan hệ mới. Hãy nghĩ về bất kỳ người có ảnh hưởng, nhà giáo dục hoặc đại sứ thương hiệu cụ thể nào sẽ phù hợp cho sự kiện này.
Hãy xem xét phong cách sống mà bạn đang nhắm mục tiêu và xem liệu ai sẽ là người phù hợp nhất. Có blogger nào có nền tảng kiến thức thực sự vững chắc về loại sự kiện mà bạn đang quảng cáo không? Đảm bảo rằng họ đáng tin cậy và khán giả tin tưởng họ.
Nếu một khách mời đặc biệt không đủ ngân sách, hãy xem liệu bạn có thể tạo ra những khoảnh khắc tại sự kiện của mình để khuyến khích khách tương tác với nhau và tạo kết nối mới hay không. Điều này có thể thông qua các điểm kết nối, trò chơi hoặc thậm chí là sắp xếp chỗ ngồi thú vị.
-
Liên tục theo dõi và điều chỉnh trong quá trình tổ chức
Cuối cùng, hãy sử dụng cơ hội tiếp theo như một cách để cung cấp cho những người tham dự những giá trị hữu ích mà họ cần. Điều này có thể được thực hiện thông qua việc chia sẻ bản tin bao gồm các nội dung mà khách hàng của bạn quan tâm và các mẹo về cách tối ưu hóa sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.
Sử dụng ví dụ về kềm bấm móng tay ở trên, gửi thư cảm ơn tới những người tham dự của bạn với một số bài báo đính kèm, chẳng hạn như “Cách duy trì móng tay khỏe mạnh” hoặc “5 màu sơn hàng đầu cho mùa thu”, là một cách dễ dàng để khiến họ hào hứng với sản phẩm của bạn .
Thiết kế trải nghiệm khách hàng đáng nhớ bắt đầu từ việc thấu hiểu khách hàng
Bằng cách hiểu rõ khán giả của mình là ai, bạn có thể lấy phong cách sống của họ làm nguồn cảm hứng để tạo ra các sự kiện và kết nối có ý nghĩa đối với họ.
Nếu bạn đang chi rất nhiều tiền cho những thứ trông bắt mắt và độc đáo nhưng không thật sự đáp ứng nhu cầu của khán giả, thì cần phải xem xét lại. Bất cứ trải nghiệm nào bạn cung cấp cũng cần phải giúp khách hàng của bạn cảm thấy hào hứng và thú vị. Dù ngân sách và quy mô sự kiện của bạn lớn hay nhỏ, việc tạo ra một câu chuyện mang tính cá nhân cao dành cho khách tham dự sự kiện luôn là điều quan trọng và cần thiết.
Như vậy, để tổ chức một sự kiện để lại trải nghiệm đáng nhớ cho những người tham dự cần có sự thấu hiểu về khách hàng từ phía doanh nghiệp và sự sáng tạo dựa trên hiểu biết về khách hàng của công ty tổ chức sự kiện.
Công ty tổ chức sự kiện FS Event với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành sự kiện, luôn chú trọng đến thiết kế trải nghiệm khách hàng sự kiện, sẽ là sự lựa chọn tối ưu dành cho doanh nghiệp. Vui lòng liên hệ hotline 0353 357 775 để được tư vấn chi tiết về sự kiện của bạn.
>> 10 bước cần thiết để tổ chức sự kiện thành công
>> Mẫu kế hoạch truyền thông sự kiện chuyên nghiệp, chi tiết
Thành Công