Bạn muốn tổ chức sự kiện thành công?
Nhận tư vấn miễn phí

Bài học từ hoạt động của các ông lớn công nghệ trong đại dịch COVID-19

Các ông lớn công nghệ như Google, Youtube, Amazon… tiếp tục cho thấy vị thế khi tung ra những chiến dịch kêu gọi cộng đồng chung tay đẩy lùi đại dịch COVID-19.

Những chiến dịch này ngay lập tức gây bão bởi độ lan tỏa giá trị và nhận thức thương hiệu tăng cao. Cùng với đó là lợi nhuận kinh doanh sẽ không bị ảnh hưởng nhiều trong mùa đại dịch.

Youtube bật tính năng kiếm tiền đối với nội dung liên quan đến COVID-19

Youtube đã bật lại tính năng kiếm liền cho các video liên quan đến Covid-19

Youtube đã bật lại tính năng kiếm liền cho các video liên quan đến Covid-19

Sau khi bị người dùng phản ứng vì tắt tính năng kiếm tiền đối với các video liên quan đến COVID-19, bắt đầu từ 16/3, mạng xã hội chia sẻ video lớn nhất thế giới này bắt đầu cho phép người dùng tự do kiếm tiền, quảng cáo đối với các nội dung liên quan đến đại dịch.

Động thái này của Youtube nhận được sự đồng tình của cộng đồng mạng. Theo nhiều người, điều này sẽ cho phép họ dễ dàng sáng tạo nội dung tuyền truyền, kêu gọi cộng đồng chung tay đẩy lùi đại dịch mà vẫn có thể thu được lợi nhuận.

Ứng phó với đại dịch Covid-19: Google đã làm những gì?

Google đưa ra nhiều giải pháp để chung tay cùng cộng đồng đẩy lùi đại dịch

Google đưa ra nhiều giải pháp để chung tay cùng cộng đồng đẩy lùi đại dịch

Đó là tiêu đề dựa trên email Sundar Pichai, Giám đốc điều hành (CEO) của Google gửi cho toàn bộ nhân viên của công ty này.Theo đó, trong nỗ lực chung tay cùng cộng đồng đẩy lùi đại dịch, Google đã thực hiện những biện pháp cụ thể, dựa trên nền tảng công nghệ mà họ sở hữu.

Cụ thể, bảo vệ người dùng trước cơn bão thông tin mùa dịch, chọn lọc thông tin hữu ích, giúp người dùng duy trì hiệu suất làm việc và học tập online là những việc mà đại gia công nghệ này đang làm.

Ngoài ra, Google còn phát triển nền tảng ứng dụng sức khỏe, giúp dự đoán cấu trúc của Sars-Cov-2, virus gây ra đại dịch COVID-19. Cùng với đó, đại gia công nghệ nổi tiếng này đã tài trợ 25 triệu đô la tín dụng quảng cáo cho WHO và các chính phủ, cũng như quyên góp 1 triệu đô la từ nhân viên công ty cho nỗ lực cứu trợ quốc tế.

Amazon quyên góp 1 triệu đô để cứu trợ người dân Washington D.C

Amazon quyên góp 1 triệu đô để hỗ trợ chính quyền chống dịch

Amazon quyên góp 1 triệu đô để hỗ trợ chính quyền chống dịch

Nền tảng thương mại điện tử lớn nhất thế giới vừa thông báo quyên góp 1 triệu đô la hỗ trợ chính phủ Washington D.C cứu trợ những người dân bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19. Động thái này của ông lớn thương mại điện tử được đánh giá là hợp lý và đúng thời điểm, trước khi được nhân rộng ra khắp quốc tế, tùy điệu kiện thực tế.

Amazon là một trong số ít các doanh nghiệp tiếp tục tăng trưởng trong bối cảnh dịch COVID-19 bùng phát. Corona virus khiến người tiêu dùng hạn chế đến các cửa hàng, thay vào đó họ mua sắm trực tuyến các nhu yếu phẩm và đồ dùng trong gia đình. Mới đây, Amazon cho biết họ sẽ thuê thêm 100.000 công nhân để giúp đáp ứng nhu cầu đang tăng nhanh này.

Bài học từ các ông lớn trong ngành công nghệ

Không phải ngẫu nhiên mà Google, Youtube hay Amazon đều được coi là đại gia phát triển như vũ bão trong ngành của họ. Triết lý kinh doanh gắn liền với lợi ích cộng đồng đã khiến những cái tên này nhận được rất nhiều thiện cảm người dùng, nhanh chóng chiếm giữ và duy trì vị trí độc tôn của mình trong nhiều năm.

Phát triển kinh doanh đi liền với nhận thức thương hiệu và lan tỏa giá trị cộng đồng chính là bài học lớn mà bất cứ công ty nào cùng phải thuộc nằm lòng nếu muốn phát triển bền vững duy trì vị thế thị trường. Giá trị cộng đồng lan tỏa rộng, thương hiệu sẽ càng được biết tới, lợi nhuận sẽ tăng kèm hoặc chí ít cùng duy trì được mức ổn định trong giai đoạn toàn thị trường khó khăn như thế này chính là cách mà các ông lớn đang chứng minh đẳng cấp của mình. Bài toán phát triển bền vững và quản lý rủi ro luôn được các công ty này giải quyết xuất sắc.

>> Các công ty công nghệ liên tục ra mắt trung tâm cung cấp thông tin về dịch Covid-19

Việt Phi (Tổng hợp)

Tu van su kien

Call Now Button
Hotline: 02866526777
SMS: 02866526777 Message facebook